Tự hào vì nhận được quà từ chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên
Phần lớn ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, khoảng 99,7%. Đây là loại virus lây truyền qua đường tình dục hoặc mẹ con hoặc số ít lây qua đồ vật truyền bệnh.Thanh niên lái xe máy vào đường cấm, lạng lách 'như diễn xiếc' trên cầu Sài Gòn
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Để sản phẩm thi nghiên cứu khoa học thực sự là của học sinh
Mặc dù hiện nay rất ít ốp lưng có kích thước sai lệch nhưng nếu người dùng mua từ các nhà bán lẻ bên thứ ba thay vì từ nhà sản xuất chính thức, hãy kiểm tra kỹ lưỡng kích thước của chúng, đặc biệt là khi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.Tiếp theo, cần đảm bảo vị trí các nút bấm, lỗ loa và mô-đun camera đều được thiết kế hợp lý. Một ốp lưng tốt nên có các cạnh nhô lên để bảo vệ màn hình và camera. Nếu ốp lưng có nút chặn bụi cho cổng USB-C, đó sẽ là một điểm cộng lớn. Nếu ốp lưng không có tính năng chống bụi, người dùng nên tìm hiểu thêm về các mẹo bảo dưỡng để giữ cho thiết bị luôn sạch sẽ và bền bỉ.Vật liệu ốp lưng là yếu tố quyết định đến độ bền và cảm giác khi sử dụng. Ốp lưng silicon và cao su thường có độ bám tốt mang lại cảm giác thoải mái khi cầm nắm, nhưng chúng có thể dày và cồng kềnh khi bỏ vào túi. Ngược lại, ốp lưng bằng nhựa cứng như polycarbonate có bề mặt bóng bẩy nhưng lại dễ trơn trượt. Ốp da mang đến sự sang trọng và thoải mái, tuy nhiên chúng thường ít bám dính và có giá thành cao hơn. Một lựa chọn phổ biến khác là TPU (polyurethane nhiệt dẻo), với đặc tính nhẹ, khả năng hấp thụ sốc và kết hợp giữa độ linh hoạt lẫn độ chắc chắn.Nhiều nhà sản xuất hiện nay còn kết hợp nhiều loại vật liệu để tạo ra sản phẩm tối ưu. Ví dụ, ốp lưng được làm từ TPU với lớp hoàn thiện mờ và các gờ cao su nhỏ giúp tăng độ bám và cảm giác cầm nắm mà không gây cồng kềnh. Đôi khi, một ốp lưng đơn lẻ có thể không đủ và người dùng có thể cân nhắc sử dụng nhiều ốp lưng thay thế cho nhau để phù hợp với từng hoàn cảnh.Mặc dù không phải là yếu tố bắt buộc nhưng những tính năng này có thể nâng cao trải nghiệm sử dụng điện thoại. Ví dụ, một số ốp lưng có chân đế tích hợp giúp xem video rảnh tay, ngăn đựng thẻ tiện lợi hoặc khả năng tương thích với sạc không dây. Những chức năng này không chỉ làm cho ốp lưng trở nên thực tế hơn mà còn giảm thiểu nhu cầu sử dụng các phụ kiện khác.Cuối cùng, việc mua một chiếc ốp lưng mới là một cách tuyệt vời để làm mới diện mạo cho điện thoại mà không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, số lượng lựa chọn có thể khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu và kiểu điện thoại mà người dùng sở hữu.
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.
Bất động sản cao cấp sẽ khan hiếm?
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm: